#phá thai cần thơ
Explore tagged Tumblr posts
Text
"MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ NÊN CÓ
một tuổi trẻ mà cô ấy bằng lòng để lại phía sau...
một quá khứ ngon ngọt đủ để cô ấy mong muốn được kể lại nó khi về già...
một người bạn luôn khiến cô ấy cười, và một người để cô ấy khóc...
MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ NÊN CÓ
đủ tiền trong tầm kiểm soát của cô ấy để chuyển ra ngoài
và thuê một nơi ở của riêng mình
ngay cả khi cô ấy không bao giờ muốn hoặc cần...
MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ NÊN CÓ
một bộ tua vít, máy khoan không dây và áo ngực ren đen
một món đồ nội thất tốt mà trước đây không thuộc sở hữu của bất kỳ ai khác trong gia đình cô
bát đĩa phù hợp, ly rượu đẹp xinh, và công thức cho một bữa ăn sẽ khiến khách của cô cảm thấy vinh dự...
MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ NÊN CÓ
một cái gì đó hoàn hảo để mặc
nếu chủ nhân hoặc người hẹn hò trong mơ của cô ấy
muốn gặp cô ấy trong một giờ...
MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ NÊN CÓ
cảm giác kiểm soát số phận của mình
làm thế nào để yêu và được yêu mà không đánh mất chính mình...
...
MỌI PHỤ NỮ NÊN BIẾT
làm thế nào để bỏ việc
chia tay với người yêu
và đối đầu với một người bạn mà không phá hỏng tình bạn...
MỌI PHỤ NỮ NÊN BIẾT
khi nào cần cố gắng hơn, và khi nào nên bỏ đi
MỌI PHỤ NỮ NÊN BIẾT
rằng cô ấy không thể thay đổi chiều dài của bắp chân,
chiều rộng của hông hoặc bản chất của cha mẹ cô ấy.
rằng tuổi thơ của cô ấy có thể không hoàn hảo... Nhưng mọi chuyện đã kết thúc
MỌI PHỤ NỮ NÊN BIẾT
làm thế nào để sống một mình. Ngay cả khi cô ấy không thích nó...
MỌI PHỤ NỮ NÊN BIẾT
đi đâu...
có thể là bàn bếp của người bạn thân nhất của cô ấy
hay một quán trọ quyến rũ trong rừng
khi tâm hồn cô ấy cần được xoa dịu..."
- Pamela Redmond Satran
---
Ảnh: High Priestess & The Empress #Tarot cards
8 notes
·
View notes
Text
CÓ MỘT KIỂU NGƯỜI SẼ KHÔNG BAO GIỜ GIÀ ĐI
Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này.
1. Một tâm hồn chất phác ngây thơ
Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ. Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ.
2. Coi trọng dáng vẻ hàng ngày
Ăn mặc tươm tất, chú trọng vẻ ngoài cũng là một điều quan trọng. Người già chúng ta không nên “tuổi chưa cao mà hồn đã lão”, tâm trí lúc nào cũng đặt trong cảnh tương lai mờ mịt, quá khứ u buồn, cảm thấy chăm chút bản thân là việc của giới trẻ.
Người trẻ tuổi có sự hấp dẫn tự nhiên nên không cần phải để tâm vào việc ăn mặc. Còn người có tuổi, bất luận ở nhà hay ra ngoài đều nên tùy thời phục sức, tao nhã đúng mức, mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người. Khi bạn ăn mặc trang nhã, hiển lộ tinh thần sung mãn, thì tự nhiên cũng tự tin hơn, nhìn vào thấy trẻ ra cả chục tuổi.
3. Kiên trì đọc sách học tập, du lịch
Những người nhìn vào trẻ trung phần lớn đều kiên trì với phương châm “không ngừng tinh tiến, không ngừng học hỏi”. Trong bụng đã có một bồ sách, một kho thi thư thì ắt tâm hồn phong phú, dung mạo phong lưu.
Đọc sách giúp mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan, du lịch giúp mở mang tầm mắt. Người ham thích đọc sách và du lịch, đối với bất cứ sự việc gì đều tự có kiến giải, không phải kiểu người bảo sao hay vậy, tự nhiên thần thái ung dung, tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân.
4. Tấm lòng lương thiện
Những người nhìn vào trẻ trung, thường là thuần phác, thiện lương. Quá trình tu tâm dưỡng tính của họ thăng hoa thể hiện thành thần thái, tướng mạo bên ngoài. Cũng bởi tướng tùy tâm sinh, nên người có tâm từ bi, có lòng nhân ái, luôn luôn phát ra một loại hào quang. Với người khoan dung, hơn nửa gương mặt là có phúc tướng. Với người mà tính tình dịu dàng thì tướng mặt đã toát lên sự thân thiện.
5. Có mục tiêu theo đuổi
Người mà nhìn vào trẻ trung sẽ luôn trong trạng thái tinh thần phấn chấn và tràn trề sức sống. Dù là đã nghỉ hưu rồi, trong cuộc sống nên đặt những mục tiêu mới. Trong phạm vi mà khả năng cho phép, hãy tích cực tham gia các loại hoạt động như ca hát, chụp ảnh, khiêu vũ… Như vậy, cuộc sống bày ra trước mắt bạn sẽ có sức sống hơn, cũng sẽ khiến bạn không bao giờ thấy mình già đi vậy.
6. Biết cảm mến cuộc đời
Đam mê cuộc sống vẫn chưa đủ, nếu như có thể có chút lòng cảm mến với nó thì sẽ hoàn mỹ hơn. Không hưởng thụ những ưu việt mà đồng tiền mang lại, nguyện ý bỏ tâm tư trồng mấy chậu cây cảnh hay bắt tay chế tác mấy món đồ chơi, có những đam mê sở thích khác. Người như vậy, thời gian làm sao nhẫn tâm để bạn già đi đây?
7. Kiên trì vận động
Thân thể khỏe mạnh mới là nền tảng duy trì sự trẻ trung. Người mà trông không có vẻ già đi nhất định đều kiên trì vận động, khiến bản thân từ trong đến ngoài đều tỏa ra sức sống.
8. Tâm thái trẻ trung
Người có tâm thái trẻ trung sẽ tích cực trải nghiệm những điều mới mẻ, luôn hiếu kỳ khám phá những điều mới lạ. Trên người họ, bạn có lẽ cũng có thể nhìn thấy nếp nhăn nơi khóe mắt chân mày. Nhưng điều khiến bạn nhìn không chớp mắt là gương mặt với thần thái ung dung và tâm trạng yêu đời của họ.
Nhà văn Murakami Haruki đã từng nói: “Con người ta không phải là dần dần trở nên già đi, mà là trở nên già đi chỉ trong nháy mắt“. Con người trở nên già đi, không phải bắt đầu từ nếp nhăn đầu tiên, hay cọng tóc bạc đầu tiên, mà là bắt đầu từ ngay cái thời khắc buông bỏ chính mình. Chỉ có những ai không từ bỏ chính mình, mới có thể sống thành người không sợ già, và cũng sẽ không thấy mình già đi.
Theo Secret
44 notes
·
View notes
Note
Không liên quan lắm nhưng em vừa đọc xong Hạ Đỏ, thấy mênh mang buồn. Tuổi thơ của em đã hết từ bao giờ. Nó đã bay xa cùng mối tình đầu chưa một lần được nắm tay huhu. Cậu ấy đã có tổ ấm riêng, còn em thì vẫn mải mê đi khám phá thế giới. Phải chăng em nên một lần dừng lại, để biết mình cần gì?
Ngoài kia mưa đang gõ nhịp trên mái, cuối tháng 3 rồi mà lạnh teo 🥺
Hehe ngày hôm nay của anh thế nào ạ?
P/s: từ một người vô tình thấy những bài viết của anh ạ
Chào em, thật xin lỗi vì mãi hôm nay mới có thời gian để ngồi gõ vài dòng trả lời ask mà em gửi tới. Thật tiếc khi biết được rằng em đã có những trải nghiệm không vui với cuộc sống này, và dù là một người xa lạ nhưng anh cũng xin được phép chia sẻ cùng em nỗi buồn rất ngọt ngào đó.
Anh gọi những nỗi buồn như thế là nỗi buồn ngọt ngào vì em biết không, đến một độ tuổi nào đó sẽ có lúc ngay cả những nỗi buồn như thế ở trong em sẽ biến mất, thay vào đó là những bộn bề, những lo toan vật chất tầm thường, thậm trí là trống rỗng, trơn tuột không thiết tha ở bên trong, thế nên đó là những nốt trầm rất giá trị mà tuổi trẻ như em khá là may mắn còn có thể cảm nhận được. Một lần lỡ hẹn, một lần chia xa, một lần lướt qua hay một lần yêu thương không kịp thành tiếng... mọi thứ như thế nó đều mang giá trị cho cuộc đời và giúp cho mỗi chúng ta nhận ra những bài học rất quý để hoàn thiện mình, giúp chúng ta lớn lên, mạnh mẽ hơn để đưa ra những quyết định đúng đắn trong chuỗi ngày sống còn lại... Người ta gọi đó là trưởng thành
Việc trưởng thành đồng nghĩa với việc em phải đánh đổi nhiều thứ ví dụ như nỗi buồn, thời gian, sự tươi trẻ...Nghe có vẻ buồn chán và chẳng ai muốn trưởng thành nhỉ, đánh đổi nhiều thế cơ mà :)) nhưng khi trưởng thành em sẽ dần học được cách làm chủ cảm xúc, làm chủ chính con người em, không để cho mình rơi xuống những hố sâu tệ như thế này nữa... chúng ta sẽ chẳng học được gì nếu cuộc sống cứ bình lặng, yên ả cả.
Em hẳn còn trẻ, còn nhiều thời gian, và anh tin chắc được rằng em sẽ còn gặp gỡ rất nhiều người tuyệt vời sau này. Nhớ lấy 1 câu như thế này "Đừng chỉ thử một chiếc váy khi tới một tiệm thời trang", hãy mở rộng lòng mình, hãy trải nghiệm mọi thứ xung quanh, vũ trụ không hề khắt khe với chúng ta đâu nên em có quyền thử những trải nghiệm mới, khi đó em sẽ biết đâu mới là chiếc váy phù hợp với mình. Anh không nói vậy để khuyên em hãy cứ yêu tràn lan yêu bất chấp, như thế thì dễ dãi quá :)) nhưng nếu em chỉ tập chung vào một điều đã lỡ, chẳng phải sẽ thật bất công với những thứ tươi đẹp mà có nhẽ sẽ dành cho em ở tương lai sao...
Cuối cùng chúc em những ngày sống thật vui, nốt cái rét này là lại rục rịch sang mùa hạ rồi, nắng lại vắt ngang trên nền trời xanh trong cao vời vợi, mùa hạ chính là mùa của tuổi trẻ bọn em, hãy rực rỡ và ồn ào lên...
Cảm ơn em đã ghé qua và dừng lại đôi chút ở đây
Thânnn
24 notes
·
View notes
Text
THAY ĐỔI MÌNH LÀ THẦN,
THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC LÀ NGU NGỐC!
--------
Có một câu chuyện triết lý như sau:
Ngày xửa ngày xưa, khi mà con người vẫn phải đi chân trần.
Một hôm, một vị quốc vương nọ bỗng dưng có hứng thú, muốn tới một vùng quê xa xôi để du lịch. Kết quả vì đường quá gập ghềnh khó đi, lại nhiều sỏi đá khiến đôi chân của quốc vương đau đớn nên ngài đành phải quay về cung.
Sau khi về cung, quốc vương vừa đau đớn xót xa đôi bàn chân ngọc ngà của mình vừa tức giận ra lệnh: "Mau lót tất cả con đường trên đất nước này bằng da bò cho ta."
Quốc vương cho rằng sắc lệnh này hoàn toàn không chỉ vì bản thân mà còn vì chân của toàn bộ bách tính, vì vậy, càng nghĩ càng thấy nên lót đường lại.
Vấn đề là dù có giết hết trâu bò, cũng không đủ để lót đường. Nhưng, thánh chỉ như núi, ai dám làm trái? Bách tính chỉ biết lắc đầu thở dài.
Lúc này, một nô bộc thông minh đã dũng cảm nói với quốc vương: "Thay vì bắt người dân phải giết hết trâu bò, tại sao quốc vương không dùng hai miếng da bò lót vào đôi bàn chân của mình ạ?"
Quốc vương như được tỉnh mộng, liền thu hồi mệnh lệnh, và áp dụng gợi ý này.
Người ta nói rằng đây chính là nguồn gốc của giày da.
Câu chuyện này khiến tôi nhớ tới câu nói của Lev Nikolayevich Tolstoy:
"Trên thế giới này chỉ có hai loại người: một là kẻ trông chờ, hai là người hành động. Phần lớn mọi người đều muốn thay đổi thế giới này, nhưng lại chẳng có ai muốn thay đổi chính bản thân mình."
Thay đổi bản thân và thay đổi người khác, có thể nói là hai câu hỏi vô cùng khó.
Thay đổi bản thân không dễ, thay đổi người khác lại càng khó.
Cuộc sống sở dĩ xuất hiện xung đột này xung đột kia, nhiều khi chỉ là vì chúng ta muốn thay đổi người khác, muốn người khác trở thành cái dáng vẻ mà mình muốn.
Có người nói: thay đổi bản thân là thần, thay đổi người khác là thần kinh.
Câu nói này tuy trần trụi, nhưng không phải không có lý.
Cái gọi là "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời", ý muốn nói tính cách và thói quen của một người là thứ rất khó để thay đổi.
Cũng giống như việc không ai có thể đánh thức một người chỉ đang giả vờ ngủ, cũng không ai có thể dễ dàng thay đổi người khác, trừ phi bản thân đối phương muốn thay đổi.
Vì vậy, chúng ta đừng lúc nào cũng chỉ chăm chăm tập trung vào người khác, khi bạn không thể thay đổi người khác, phương pháp thông minh nhất chính là thay đổi bản thân trước.
L. khi cãi nhau với chồng thường nói ra những lời độc địa, nhẫn tâm nhất, tới nỗi sau mỗi lần cãi nhau, chồng sẽ đều nói: "Em ý à, cái gì cũng tốt, mỗi cái miệng là độc không chịu được."
Bản thân L. cũng thừa nhận rằng lúc không bình tĩnh, mình cũng độc mồm độc miệng thật. Lúc mới yêu nhau, chồng của L. cũng đã từng nhắc nhở L., hi vọng sau này cô ấy có thể thay đổi. Nhưng, kết hôn đã nhiều năm như vậy, "năng lực" đó của cô vẫn chưa hề thay đổi.
Nhà trị liệu tâm lý người Đức, Bert Hellinger từng nói: "Gia đình hạnh phúc đều có một điểm chung: trong nhà không ai có tham vọng kiểm soát mạnh mẽ."
Thử kiểm soát đối phương, thay đổi đối phương, hi vọng đối phương sẽ làm mọi thứ theo tiêu chuẩn và yêu cầu của mình, không chỉ rất khó thực hiện, mà còn có thể làm phá hoại sự hòa hợp và hạnh phúc trong hôn nhân.
Thực ra, không có hai người nào là hoàn toàn hòa hợp với nhau cả, kể cả là vợ chồng, hay con cái, bạn bè, khi chúng ta thử thay đổi họ, hi vọng họ trở thành người mà ta muốn họ trở thành, bạn đều sẽ phát hiện ra kết cục thường là thất bại.
Có một câu chuyện như sau:
Nhà soạn nhạc Xiao Ke khi sáng tác có một thói quen, đó là phải đưa đưa cho ông lời bài hát trước, khi hiểu được lời bài hát thì ông mới đi sáng tác giai điệu.
Trước thềm thế vận hội Bắc Kinh, ông được mời viết bài hát về thế vận hội với nhà thơ Lin Xi.
Xiao Ke muốn Lin Xi đưa lời bài hát cho mình, Lin Xi nói: "Ông không đưa tôi giai điệu, làm sao tôi viết được lời? Viết lời cần có cảm hứng, tôi có thói quen phải đưa nhạc trước rồi mới sáng tác lời."
Nhưng Xiao Ke cứ nằng nặc đòi Lin Xi phải đưa lời trước. Vậy nhưng, Lin Xi ngồi hai ngày hai đêm cũng không viết ra được một chữ nào, ông bèn quay về Hồng Kông.
Xiao Ke phàn nàn với bạn mình rằng: "Sáng tác nhạc cũng cần cảm hứng, thế này là muốn bảo tôi phải làm sao?"
Bạn của ông nói với ông: "Bảo Lin Xi thay đổi thói quen của ông ấy xem ra là chuyện không thể. Không phải ông cũng viết được lời ư, thử viết một bản nháp rồi phổ nhạc, thế không phải là xong rồi ư?"
Xiao Ke như được khai sáng, ông tự thảo ra ca từ rồi sáng tác giai điệu theo đó.
Xong xuôi, ông đưa nhạc cho Lin Xi, Lin Xi chỉ cần một khoảng thời gian rất ngắn đã có thể viết ra được lời. Và thế là bài hát chủ đề của thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008, "Bắc Kinh chào đón bạn" được ra đời.
Câu chuyện này khiến tôi nhớ tới lời của nhà tâm lý học Carl Gustav Jung nói với học trò của mình trước khi qua đời:
Đến cả suy nghĩ thay đổi người khác thôi cũng đừng nên có. Là một người thầy, ta phải giống như mặt trời, chỉ cần tỏa ra ánh sáng và sức nóng, phản ứng đón nhận ánh mặt trời của mỗi người là khác nhau, có người thấy chói mắt, có người lại thấy ấm áp, có người lại muốn trốn khỏi ánh mặt trời đó.
Trước khi hạt nảy mầm thường sẽ không có bất cứ hiện tượng gì, đó là vì vẫn chưa tới lúc. Hãy luôn tin rằng mỗi một người đều là cứu tinh của chính mình.
Đúng vậy, thế gian này có rất nhiều chuyện không thể cưỡng cầu, thay vì tốn công sức đi thay đổi người khác, chi bằng thay đổi tâm thái của bản thân, dành thời gian và tâm lực cho chính bản thân mình, mình sống tốt cuộc đời mình, mình trở nên ưu tú hơn, đó mới là chính đạo.
Oscar Wilde nói: "Con người là động vật lý tính, nhưng khi được yêu cầu hành động theo yêu cầu của lý trí, thì anh ta cũng sẽ trở nên tức giận."
Không nghĩ tới thói quen và cảm nhận của đối phương, cưỡng cầu thay đổi đối phương, tạo ra nhiều áp lực cho họ, thường sẽ khiến đối phương phản cảm và muốn phản kháng.
Thay vì cố gắng thay đổi đối phương theo cách ép buộc, tôn trọng đối phương, điều này thường hiệu quả hơn nhiều.
Yu Chengdong, Giám đốc điều hành của Huawei Consumer BG, sau khi gia nhập Huawei vào năm 1993, ông từng đảm nhiệm qua các vị trí như giám đốc, Phó Chủ tịch và Chủ tịch.
Kể từ sau khi gia nhập vào hàng ngũ lãnh đạo của Huawei, ông luôn tỏ ra "cao cao tại thượng", nói năng không giữ ý, tạo ra không ít phong ba bão táp trong nội bộ công ty, cũng không được nhiều đồng nghiệp ưa.
Những làn sóng phản đối Yu Chengdong trong nội bộ công ty ngày càng nhiều, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới Yu Chengdong mà còn gây ra áp lực rất lớn cho chủ tịch Nhậm Chính Phi.
Nhưng, Nhậm Chính Phi lại rất cảm thông cho Yu Chengdong, cho rằng tiềm lực của ông với Huawei có một ý nghĩa rất lớn, vì vậy, Nhậm Chính Phi không yêu cầu đối phương thay đổi, mà còn rất bao dung với những khuyết điểm của Yu Chengdong, thậm chí còn trực tiếp phê bình một số người trong hội nghị:
"Đừng chỉ chăm chăm vào sai lầm và thất bại của người khác, đừng ép tôi phải đưa ra quyết định khai trừ Yu Chengdong, số lần tôi tự phê bình chính mình thậm chí còn nhiều hơn số lần tôi đưa ra quyết định rất nhiều. Chúng ta ai cũng nên tự phê bình bản thân trước tiên."
Sự bảo vệ của Nhậm Chính Phi trở thành lá chắn cho Yu Chengdong hết lần này tới lần khác, và cuối cùng, Yu Chengdong cũng đã thành toàn nên nghiệp vụ xuất sắc của Huawei.
Chuyên gia tư vấn nổi tiếng người Mỹ Stephen Covey từng đề xuất một lý thuyết về "vòng tròn bận tâm và vòng tròn ảnh hưởng".
Lý thuyết này cho rằng, ai trong chúng ta đều có những bận tâm sâu rộng, chẳng hạn như sức khỏe của người thân, lợi ích của đơn vị, sự an ổn của xã hội, hay cả ô nhiễm môi trường….
Chúng ta có thể vẽ ra một vòng tròn bận tâm, rồi sau đó xóa bỏ đi những mối bận tâm không có ý nghĩa quá đặc biệt với tư tưởng và cảm xúc của chúng ta, đó là những việc chúng ta không thể kiểm soát được.
Còn đối với những việc mà chúng ta có thể làm gì đó để thay đổi, hãy vẽ cho nó một "vòng tròn ảnh hưởng" nho nhỏ.
Người thông minh luôn tập trung tinh thần và sức lực cho "vòng tròn ảnh hưởng", họ bỏ ra nỗ lực cho những việc họ có thể làm và có thể phát huy tác dụng.
Còn người xuẩn ngốc thường tập trung vào "vòng tròn bận tâm", họ thường bận tâm tới khuyết điểm của người khác hay những chuyện tầm phào không đâu, những việc mà họ không thể kiểm soát hay tạo ảnh hưởng.
Stephen Covey nói với chúng ta, đối mặt với những tình huống không như ý, phương pháp đúng đắn là: cố gắng hết sức để giải quyết những vấn đề mà chúng ta có thể kiểm soát, còn những việc chẳng hạn như thay đổi người khác, điều chúng ta nên làm là đối mặt và bao dung.
Luôn nghĩ tới việc thay đổi người khác, cũng là đang tự tìm sự ấm ức, khó chịu cho chính mình. Kết quả cuối cùng không phải là người khác thay đổi, mà là mình càng ngày càng không thuận mắt người ta, và tự nhiên sẽ chẳng thể bình thản mà sống được.
Tôi rất đồng ý với quan điểm như này: trên thế gian này, nghe lời bạn nhất, dễ dàng tuân theo sự chỉ huy của bạn nhất, không phải người ta, mà là chính bạn. Thành công nhất định có phương pháp, và gốc rễ của phương pháp này, chính là thay đổi bản thân.
Đúng vậy. "Tôi" là căn nguyên của mọi thứ, muốn thay đổi tất cả, trước tiên hãy thay đổi "tôi".
Vì vậy, đứng từ góc độ này mà nói, thay đổi bản thân chính là phương pháp thay đổi người khác tốt nhất.
Chỉ khi quan sát, nhận thức rõ bản thân, thay đổi bản thân, bạn mới có thể tạo ảnh hưởng lên người khác.
Cũng giống như có người từng nói:
Tôi của thời niên thiếu vô cùng nhiệt huyết, ý chí tràn trề, khi đó từng mơ mộng muốn thay đổi cả thế giới, nhưng thời gian trôi qua, tôi nhận ra rằng mình không thể thay đổi thế giới, vậy là tôi thu nhỏ phạm vi lại, quyết định thay đổi đất nước của mình. Nhưng mục tiêu này vẫn quá lớn, tôi phát hiện ra mình vẫn chưa có cái năng lực này.
Bước vào tuổi trung niên, tôi đổi ý, muốn thay đổi những người thân thiết nhất bên cạnh mình. Nhưng trời luôn không như ý người, ai nấy đều vẫn y như vậy.
Khi tôi già đi, tôi cuối cùng đã ngộ ra được một điều: Tôi nên thay đổi bản thân mình trước, dùng phương pháp lấy mình làm gương để tạo ảnh hưởng tới người thân.
Nếu tôi có thể làm gương cho cả nhà, có thể bước tiếp theo, tôi sẽ có thể thay đổi đất nước mình, tương lai xa hơn biết đâu lại có thể thay đổi được cả thế giới?
Thay vì tức giận, chi bằng bình tĩnh lại; thay vì phàn nàn người khác, chi bằng thay đổi bản thân.
Phương thức sống thông minh nhất chính là, cái gì có thể thay đổi, hãy thay đổi, và tiếp nhận cả những thứ không thể thay đổi.
Điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời đó chính là luôn kì vọng vào bản thân, và bao dung với người khác.
Thay đổi bản thân là trí, thay đổi người khác là ngu, và thay đổi bản thân thường là khởi đầu của hạnh phúc…
- Theo TTT
19 notes
·
View notes
Text
05.11.23
Một vài ngày gần đây, mình đã bị mắc kẹt trong chính những dục vọng của chính bản thân. Mình đã cố gắng thoát khỏi nó nhưng không tày nào kiểm soát được bản thân tránh khỏi chúng, một vòng lặp - bị những cám dỗ dục vọng, không thể kiểm soát hành vi và lao vào những dục vọng ấy, hối hận, dằn vặn và rồi lại lao vào những cám dỗ ấy như một thói quen.
Thật tình mà nói mình đã tốn quá nhiều thời gian cho việc suy nghĩ kháng cự lại chúng. Và rồi mình nhận ra một vài điều, đến từ việc kiểm soát tâm trí được sáng suốt. Nhưng như vậy cũng chưa đủ, mình còn nh���n ra ngoài công việc và dục vọng nhất thời thì mình chẳng có gì cả. Thời gian của bản thân mình hầu như chỉ giành cho chúng, loay hoay mãi cũng đã hết ngày. Nhưng cuộc sống đâu chỉ có thế, ta còn có những người yêu thương xung quanh ta, còn có những điều thú vị đang chờ ta khám phá, một khoảng trời cao xanh vun vút với biết bao tiếng chim lạ.
Mỗi khi mình cảm giác mất phương hướng vào một cái gì đó, mình xem một vài clip về tuổi thơ, về tuổi học trò. Không phải mình nhận ra nữa mà là mình nhớ lại những gì đã quên vì cuộc sống kim tiền ngoài kia. Đó chính là ngoài cuộc sống về vật chất ta còn có cuộc sống về tinh thần nữa. Ta luôn bị dằn vặt bởi những gì đã làm, và đau đáu suy từ vì những gì ta chưa làm được. Tại sao ta lại bị chi phối nhiều đến như vậy?! Thật sự mình không còn muốn sống một cuộc sống bị chính những thói quen thời đại quyết định. Sự tập trung vốn có cũng cần phải mất nhiều công sức hơn.
Tóm lại, chính mình đã không thể kiểm soát được bản thân, thay vì làm những điều đúng đắn, hoàn thành tốt công việc và những task đề ra, thì mình lại lao vào dục vọng để rồi đáng nhẽ thời gian để làm việc thì mình lại dùng chúng để dằn vặt và tự trách bản thân. Và rồi, mình chẳng còn mấy thời gian cho tinh thần, cho gia đình, cho những gì được cho là chữa lành phần sâu thẩm trong nội tâm của chính bản thân. Giờ thì mình đã hiểu tại sao khi ở một mình ở SG mình lại cảm giác trống rỗng và cạn kiện năng lượng như thế, và rồi khi về quê với gia đình mình dường như sạc đầy pin trở lại. Ôi, mình thật sự muốn sống một cuộc sống khác. Nhưng trước tiên, viêc mình cần làm là tu tập, để bản thân tránh xa những dục vọng, mình ngộ ra chân lý, mà từ rất lâu rồi mình đáng lẽ phải ngộ đc, đó là kỷ luật. Kỷ luật mới chính là hạnh phúc. Kỷ luật tự thân sẽ cho ta con đường đến đích đến của hạnh phúc, tránh xa mọi cám dỗ trần thế.
3 notes
·
View notes
Photo
FB nhắc lại những tấm ảnh của 10 năm trước, cảm thấy mọi thứ vẫn như mới ngày hôm qua vậy. giật mình thấy 10 năm trôi qua nhanh thật, bản thân đã trở nên già cỗi đi nhiều, nhưng tâm hồn thì vẫn luôn nghĩ chỉ như 10 ngày thôi. chắc có lẽ vì mình là ng thích sống hoài niệm, thích ôm ấp những kỉ niệm quá khứ. Dù bao nhiêu năm trôi qua, vẫn thích xem lại mấy bộ phim thanh xuân thần tượng từ hồi còn đi học, cả mấy bộ phim tuổi thơ từ hồi còn bé, vẫn thấy nó hay hơn những phim bây giờ. còn cả những thú vui, trò chơi rất trẻ con như nghịch mô hình mini, chơi mấy game offline roller coaster, neighbor from hell. đã rất lâu ko có nhiều thời gian để chơi mấy thứ đó, nhưng nhớ lại vẫn thích. tất cả những thứ của thời tuổi trẻ vô lo vô nghĩ có lẽ đều là những điều thú vị và vui nhất. người ta thường nói phải biết tận hưởng những thứ hiện tại mình đang có, nhưng từ khi phải thực sự làm một người trưởng thành, phải lăn lộn, va vấp với cuộc đời, cảm thấy mọi thứ trở nên nhạt nhẽo. mỗi ngày công việc đều lặp đi lặp lại như vậy, chẳng có hứng thú hay năng lượng dành cho thứ gì. có những lúc cảm thấy bế tắc vì bản thân mình cứ sống vật vờ như vậy, không có thay đổi, bứt phá nào, cứ sống dặt dẹo qua ngày trong nỗi lo cơm áo gạo tiền. lúc nào cũng nghĩ mình cần phải làm một cái gì đó khác, thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này đi, xong rồi lại thử, rồi vẫn không đâu vào đâu, rồi lại hoang mang không biết phải làm gì tiếp theo. có lẽ là bởi mình sợ, và cả lười, làm tất cả mọi việc đều hời hợt, khiến cho mọi thứ đều không đi đến đâu. lúc nào làm gì cũng thấy mọi việc đều khó. giá mà có một điều may mắn ngẫu nhiên xảy ra để tui bớt sợ và dám dũng cảm một lần nhỉ. một cơ hội chớp nhoáng nào đó, dù chỉ một lần thôi.
remnants of where we have been
instagram | shop | commission info
6K notes
·
View notes
Text
Lọ lem thanh xuân
(Seishun Cinderella / 青春シンデレラ / Cinderella with Youth)
Sẽ thế nào nếu được quay trở lại quá khứ?!
Sẽ ra sao khi một lần nữa gặp lại mối tình đầu, một lần nữa rung động, để rồi nhận ra thời gian chưa bao giờ xoá nhoà được cảm xúc ấy trong tâm trí?
Một bộ phim không dài, nhưng nội dung ẩn chứa trong từng thước phim lại mang tới những cảm xúc thật khó quên. Cô gái bị đối tượng thầm yêu từ chối bằng một cách thật kinh khủng. Thất tình, tuyệt vọng, dường như thế giới muốn sụp đổ. Cô mất rất nhiều thời gian để thoát khỏi bóng ma ấy, một lần nữa đứng vững trên đôi chân mình, dũng cảm đối mặt với tất cả, đồng thời tìm được ra công việc mình yêu thích. Những tưởng mọi thứ đều ổn, thật ra, sâu trong tâm khảm, vết thương ấy vẫn còn đó, âm ỉ và đau đớn. Cô vẫn thích người ấy, vẫn còn nhiều lưu luyến trông mong khó nói thành lời.
Sau đó, bằng một phép màu, hay nói cho đúng hơn là lời nguyền từ kẻ ghen ghét khác, cô quay trở lại quá khứ, quay về nơi tất cả bắt đầu.
Lần này, ẩn sau bộ dáng cô thiếu nữ là một người trưởng thành. Cô thành thật, thẳng thắn, dám nói ra những điều mình nghĩ thay vì im lặng trốn tránh. Chính điều đó, có lẽ đã thu hút ánh nhìn của người ấy, khiến người rung động.
Đáng tiếc, chuyến du hành thời gian rồi cũng đến hồi kết thúc. Tình yêu chưa bao giờ là điều duy nhất đáng quý trên thế giới này. Tất cả giống như một giấc mộng thật đẹp, làm trọn vẹn thanh xuân của cô bé cấp ba ngày nào. Vịt con xấu xí muốn trở thành thiên nga phải vượt qua bao khó khăn trắc trở, người muốn trưởng thành cũng phải vượt qua thật nhiều đớn đau vấp váp.
Quay trở lại quá khứ một lần nữa mới biết, rất nhiều điều không như mình từng nghĩ.
Chàng trai trong kí ức xưa cũ khi đứng trước mặt hoàn toàn không lạnh lùng hay khó gần chút nào. Lúc này đây, đứng trước mặt cô không phải một bóng hình mờ nhạt trong kí ức, mà là một người bằng xương bằng thịt, chân thật và rõ ràng. Chàng trai ấy cũng biết cười đùa, biết giận lẫy, biết yêu thương, biết chờ đợi. Khi đã rung động, chàng trai ấy biết chủ động lại gần, biết đánh dấu chủ quyền, biết yếu thế, biết làm nũng, và … biết níu kéo.
Tôi luôn nghĩ, tình yêu tuổi học trò luôn là một loại cảm xúc rất khác. Bồng bột, ngây thơ, đồng thời lại phóng khoáng và nhiệt tình. Thích chính là thích, không có lí do hay nguyên nhân nào khác.
Bởi vì thích, nên muốn ở gần nhau.
Bởi vì thích, nên muốn níu kéo.
Bởi vì thích, nên biết trân trọng.
Bởi vì thích, nên chấp nhận thoả lòng đối phương.
Tỏ tình thành công, đáng lẽ sẽ được hẹn hò thật ngọt ngào, được nắm tay nhau đi khắp hang cùng ngõ hẻm, được ôm nhau thật ấm áp, được hôn thật gần gũi… Ấy vậy mà, trong bộ phim này, tỏ tình thành công lại đồng nghĩa với chia ly cách biệt. Tất cả kí ức đều biến mất, tất cả yêu thương đều nhạt nhoà, tất cả đều chưa từng xảy ra.
Mỗi người đều có sự ích kỉ của riêng mình. Có người muốn mãi mãi được yêu thương nên chọn cách tảng lờ đi cảm xúc thật của đối phương. Có người muốn mối tình đầu trong mơ thành sự thật, cuối cùng lại chấp nhận chia xa vì không mong sự tồn tại của bản thân phá hỏng tương lai của người còn lại. Cũng có người muốn níu giữ người yêu ở bên cạnh, nhưng sau tất cả vẫn chấp nhận chia ly, chỉ bởi vì đó là mong muốn của người ấy. Mối tình đầu thuần khiết nhất, lại cũng là những cảm xúc đau đớn nhất.
May mắn thay, sau tất cả, họ đã được gặp lại nhau. Cảm xúc ấy bừng lên nhanh chóng và mãnh liệt, tựa như deja vu, tựa như đã yêu nhau trong bao giấc mơ dài mê mải, tựa như chưa bao giờ rời đi.
Chia ly là để mong tới ngày gặp lại.
Yêu thương sâu đậm nhất, dù năm tháng đổi dời cũng chẳng thể xóa nhòa đi tất cả.
Một cái kết đẹp cho tất cả mọi người, đi một vòng rồi lại quay về với nhau, hồn nhiên đơn thuần bằng một trái tim chân thành nhất.
Hình như đã từng tới nơi này.
Hình như đã từng rung động.
Hình như đã từng đậm sâu.
Quan trọng là, lúc này đây, không còn điều gì có thể làm ta chia xa thêm nữa. Trong thế giới hiện thực này, chỉ cần bước thêm một bước là có thể ôm lấy người ta yêu thương.
0 notes
Text
🌺 VỀ SỰ THẤT BẠI TRONG CÔNG VIỆC
Để tồn tại trong guồng quay đầy áp lực của xã hội hiện đại, chúng ta buộc phải trở nên rất giỏi trong việc tự phê bình. Chúng ta phải đảm bảo rằng không kẻ thù nào có thể nói với ta điều gì mà chính bản thân ta chưa từng nghiền ngẫm hay thấu triệt: ta phải trở thành bậc thầy của sự tự ghét bỏ chính mình. Ta phải đối diện với sự tầm thường của bản thân một cách không chút cảm xúc hay thiên vị; ta phải để sự hoài nghi lấn át mọi sự dễ dãi và tự mãn.
Tuy nhiên, khi trở nên quá thành thạo trong những cuộc đối thoại nội tâm này, chiến thắng của ta có nguy cơ bị đảo ngược. Trước những thất bại trong công việc, ta có thể tự khinh ghét chính mình đến mức khó lòng ra khỏi giường mỗi sáng. Lâu dần, ta thậm chí có thể nghĩ rằng cách tốt nhất là kết thúc tất cả.
Để giảm bớt nguy cơ này, đôi lúc ta cần dũng cảm khám phá một trạng thái cảm xúc mà những người đầy tham vọng thường sợ hãi: lòng trắc ẩn đối với chính mình. Sự tử tế dành cho bản thân đ��i khi có vẻ như là một lời mời gọi sự buông thả, dẫn đến thất bại. Nhưng vì cái giá của việc gục ngã là quá lớn, ta cần thừa nhận giá trị của những khoảnh khắc chăm sóc bản thân một cách có chủ đích.
Trong một khoảng thời gian nhất định, cho đến khi mạnh mẽ hơn, ta nên đủ can đảm để nhìn nhận bản thân bằng một lăng kính nhân từ hơn. Có thể ta đã thất bại, nhưng điều đó không có nghĩa ta đã đánh mất hoàn toàn quyền được đồng cảm hay yêu thương. Ta thất bại không chỉ vì ta kém cỏi, mà còn vì:
🌺 1. Nhiệm vụ quá khó khăn
Chúng ta đã say mê thành công đến mức không nhận ra mức độ khó khăn mà ta tự đặt ra cho chính mình. Thực tế, không có gì là “bình thường” trong những điều ta đã cố gắng đạt được.
🌺 2. Ta là những con người đầy khiếm khuyết
Không mang ý nghĩa tiêu cực, nhưng thực tế là ai cũng vậy – ta đều có những lúc thiếu lý trí, nhìn nhận mọi việc qua lăng kính méo mó của tuổi thơ nhiều tổn thương, thường không hiểu rõ chính mình hay người khác, và dễ mất đi sự kiên nhẫn, cân bằng mong manh mà ta cố gắng gìn giữ.
Khái niệm tội tổ tông trong Thiên Chúa giáo nhấn mạnh rằng mọi điều thuộc về con người đều mang tính không hoàn hảo, không thể tránh khỏi. Sai lầm đầu tiên của Adam và Eva đã để lại bóng đen vĩnh viễn lên toàn bộ lịch sử nhân loại. Ngay cả khi không tin vào ý niệm này, ta vẫn có thể rút ra một sự an ủi: cuộc đời ta không đi chệch hướng chỉ vì một vài sai lầm nhỏ nhặt, mà bởi một khuyết điểm lớn lao hơn, một “vết nhơ” cố hữu của nhân loại – điều không thể sửa chữa.
🌺 3. Thất bại luôn là kết cục có khả năng xảy ra cao hơn
Chúng ta nghe quá nhiều về những câu chuyện thành công, đến mức mặc định rằng chúng là chuẩn mực, mà quên rằng thực tế, chúng chỉ là những trường hợp hiếm hoi, những sự bất thường đầy may mắn.
Điều ta cần – nhưng hiếm khi có được – là một góc nhìn thống kê đáng tin cậy hơn về cuộc sống của đại đa số mọi người. Nếu nhìn thấy bức tranh toàn diện hơn, ta sẽ nhận ra mô típ quen thuộc: những con người mắc sai lầm, chọn nhầm lối, rời xa cơ hội tốt nhất, nhiệt tình theo đuổi những điều sai lầm, bị hầu hết mọi người phớt lờ, bị một số ít ghét bỏ, không tìm thấy tình yêu đích thực, mang đầy hối tiếc về gia đình, và qua đời với nỗi cay đắng cùng đau đớn.
Cảnh ngộ chung của con người vốn dĩ là một bi kịch, vậy mà ta vẫn cứ khăng khăng xấu hổ, coi đó là một thất bại cá nhân thay vì chấp nhận đây là sự thật phổ quát về kiếp nhân sinh: rằng ta đều thất bại.
Suốt bao lâu, xã hội đã tàn nhẫn và ảo tưởng khi cứ khẳng định điều ngược lại: rằng ta ai cũng có thể và sẽ chiến thắng. Người ta ca ngợi sự kiên cường, tinh thần không bỏ cuộc, và việc cố gắng thêm một lần nữa. Nhưng không phải thời đại hay nền văn hóa nào cũng nhẫn tâm như thế.
🌺 4. Vì ta ghen tị với sai người
Ta thường ghen tị với những người tưởng chừng rất giống mình, chỉ bởi ta mong mỏi mãnh liệt được như họ. Sự bình đẳng bề ngoài ấy khơi lên trong ta những nỗi đau đớn cạnh tranh. Nhưng nếu nhìn kỹ, ta sẽ thấy họ có những tố chất mà ta không có: có thể họ sở hữu trí óc phi thường, khả năng làm việc không ngơi nghỉ 18 giờ mỗi ngày, hoặc sự lạnh lùng quyết đoán mà ta không bao giờ có, cũng không muốn có.
Câu hỏi ám ảnh ta bấy lâu: “Tại sao họ, mà không phải mình?” – không nên chỉ dẫn đến sự dằn vặt bản thân hay lo lắng cạnh tranh, mà còn có thể mở ra một cảm giác lạ lẫm hơn: sự ngưỡng mộ.
Khi nhìn nhận một cách vô tư, ta sẽ thấy có những thành tựu thực sự vượt xa khả năng của mình. Thay vì là những đối thủ thất vọng, ta nên học cách trở thành khán giả tôn trọng những con người phi thường hiếm hoi ấy.
🌺 5. Vì ta đã tự đánh giá bản thân qua những gì ta làm, chứ không phải qua con người thật của mình
Những bài học từ giáo dục và công việc thường dạy ta ngược lại, nhưng cuối cùng, giá trị của ta không chỉ gói gọn trong những thành tựu. Địa vị và thành công vật chất chỉ là một phần của con người ta – nhưng còn nhiều khía cạnh khác nữa. Những người yêu thương ta khi còn nhỏ đã hiểu điều này, và trong những khoảnh khắc đẹp nhất, họ giúp ta cảm nhận được điều đó.
Ta cần học cách yêu thương bản thân theo cách của một người cha, người mẹ; lắng nghe và nâng niu những tiếng nói nội tâm mà những người đã từng chăm sóc, nuôi dưỡng ta không đòi hỏi điều kiện gì. Sự an ủi đích thực không nằm ở việc khẳng định rằng mọi kế hoạch của ta sẽ thành công, mà là lời nhắc nhở rằng giá trị con người ta không bị đánh giá qua sự thành bại của những kế hoạch đó.
🌺 6. Vì ta chưa bao giờ có cơ hội để thật sự biết mình muốn trở thành ai
Chúng ta bị thúc ép, bị cuốn vào ý tưởng lãng mạn rằng ta sẽ tìm ra một “thiên hướng” tự nhiên, một con đường hoàn hảo dành riêng cho mình – nơi công việc lý tưởng sẽ đến và mang lại hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng vấn đề là, ta chẳng bao giờ có thời gian và cơ hội để tìm thấy điều đó.
Đáng ra ta cần dành vài tuần xa rời mọi thứ, tách mình khỏi sự kỳ vọng và áp lực của người khác, để ngồi lại một mình, suy nghĩ trong tĩnh lặng. Việc tìm ra con đường của mình không khó vì ta kém cỏi hay thiếu ý chí, mà vì những quyết định ấy phải dựa trên những mảnh ghép rời rạc và chưa hoàn chỉnh.
Những dấu hiệu về bản thân ta nằm rải rác trong các trải nghiệm: những phút giây chán nản, những khoảnh khắc hứng thú, những việc ta làm tốt, những điều từng khiến ta tò mò nhưng lại bị bỏ quên. Tất cả cần được thu thập, giải mã và ghép nối lại. Để trả lời chính xác, ta cần xây dựng một mức độ hiểu biết sâu sắc về bản thân mà thực tế ta hiếm khi đạt được.
Trong một xã hội lý tưởng, sẽ có những tiểu thuyết mô tả hành trình của những con người đi tìm con đường sự nghiệp, nơi nhân vật chính trải qua một hành trình gian nan để rồi nhận ra rằng họ phù hợp với việc tổ ch��c sự kiện, làm công chức nhà nước, hay trở thành bác sĩ nhãn khoa. Nhưng thay vào đó, những quyết định quan trọng về sự nghiệp thường xảy ra trong những điều kiện bất lợi, khi ta buộc phải đưa ra lựa chọn cho một phiên bản của chính mình mà ta không thể thực sự hiểu hết – bản thân ta trong một tương lai không thể hình dung.
🌺 7. Vì ta quá mệt mỏi
Những lúc hoảng loạn và tuyệt vọng, ta thường nghĩ rằng chúng xuất phát từ những lý do rõ ràng và hợp lý. Nhưng đôi khi, nguyên nhân lại giản dị và dễ giải quyết hơn ta tưởng: ta kiệt sức.
Một bậc phụ huynh thấu hiểu khi nhìn thấy đứa trẻ đang cáu giận hay đau khổ sẽ không cố lý luận hay giải thích. Họ chỉ đơn giản dẫn đứa trẻ vào giường và cầu mong một đêm dài yên bình. Ta cũng cần đối xử với bản thân theo cách ấy, trở thành người bảo vệ dịu dàng cho đứa trẻ bên trong ta – đang bị tổn thương, giận dữ và kiệt quệ.
Lòng trắc ẩn với chính mình không có nghĩa là ta vô tội. Nó có nghĩa là cố gắng hiểu một cách toàn diện lý do vì sao ta thất bại. Dù có thể ta đã ngốc nghếch, đã sai lầm, nhưng ta vẫn xứng đáng được tồn tại, được lắng nghe và được tha thứ bằng tất cả sự cảm thông.
Nguồn: ON PROFESSIONAL FAILURE – The School Of Life
0 notes
Text
Pop Mart – Bí ẩn của những chiếc hộp Mù và câu chuyện sự thành công từ bán lẻ đến toàn cầu
Pop Mart, thương hiệu đồ chơi nổi lên với chiến lược "hunger marketing" và "hộp mù" đầy bất ngờ, đã tạo nên một hiện tượng trong ngành công nghiệp đồ chơi sưu tầm. Khám phá cách Pop Mart chinh phục thị trường toàn cầu và sự lôi cuốn của thế hệ "kidult".
Pop Mart – Đột Phá Trong Ngành Công Nghiệp Đồ Chơi Sưu Tầm
Trong thế giới bán lẻ đầy sự thay đổi, Pop Mart đã làm nên một bước đột phá ngoạn mục với những chiếc hộp mù (blind box) đầy bí ẩn. Những hộp đựng đồ chơi này không chỉ là món đồ chơi thông thường mà là một trải nghiệm, tạo nên cảm giác hồi hộp và sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ với người sưu tầm.
Chiến Lược "Hunger Marketing" – Mở Ra Cánh Cửa Thị Trường Mới
Năm 2010, Wang Ning – người sáng lập Pop Mart, đã nhận ra tiềm năng của những chiếc máy bán hàng Gashapon của Nhật Bản và quyết định tạo ra một sản phẩm không chỉ để bán, mà để xây dựng một câu chuyện. Mỗi hộp mù chứa đựng một nhân vật bí ẩn, trong đó có những mẫu hiếm mà người sưu tập luôn khao khát tìm kiếm. Chiến lược "hunger marketing" đã thành công khi biến việc mở hộp thành một nghi thức, khiến khách hàng không chỉ muốn mua mà còn cảm thấy cần phải mua nhiều hơn.
Sự Lôi Cuốn Của Thế Hệ "Kidult"
Pop Mart không chỉ phục vụ trẻ em mà còn thu hút những người trưởng thành – thế hệ "kidult". Những bộ sưu tập độc đáo như Molly và Dimoo đã trở thành biểu tượng văn hóa, khiến người lớn không chỉ tìm lại ký ức tuổi thơ mà còn thể hiện cá tính riêng. Chính vì vậy, Pop Mart đã thu hút sự chú ý của nhiều người nổi tiếng và các fan hâm mộ trên toàn thế giới.
Tham Vọng Toàn Cầu Và Chiến Lược Tại Đông Nam Á
Pop Mart đang mở rộng mạnh mẽ tại Đông Nam Á, với 41% doanh thu quốc tế đến từ khu vực này. Thương hiệu này đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc tại các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Philippines, và tiếp tục vươn ra toàn cầu. Công ty hiện sở hữu 106 cửa hàng quốc tế và dự định tiếp tục mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Pop Mart không chỉ đơn thuần là một thương hiệu đồ chơi, mà đã trở thành một phần của văn hóa sưu tầm hiện đại. Những chiếc hộp mù của họ không chỉ là sản phẩm, mà còn là một câu chuyện đầy bất ngờ, nơi mỗi lần mở hộp là một hành trình khám phá thế giới màu sắc và cảm xúc.
0 notes
Text
chiếc thuyền ngoài xa kết bài
Phân Tích Đoạn Kết Chiếc Thuyền Ngoài Xa – Sự Giằng Xé Giữa Nghệ Thuật Và Đời Sống
Trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu, đoạn kết chiếc thuyền ngoài xa là một trong những điểm nhấn quan trọng, mang đến nhiều suy ngẫm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực đời sống. Từ một bức tranh đẹp đẽ, lãng mạn về thiên nhiên, đến những cảnh tượng phũ phàng của cuộc sống đời thực, tác giả đã đưa người đọc qua một hành trình của sự nhận thức và chiêm nghiệm sâu sắc. Đoạn kết chiếc thuyền ngoài xa không chỉ khép lại câu chuyện mà còn mở ra những thông điệp mạnh mẽ về nhân sinh quan và cái nhìn của người nghệ sĩ.
Nghệ thuật từ xa – Chiếc thuyền ngoài xa và vẻ đẹp lý tưởng
Ngay từ đầu tác phẩm, hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa hiện lên trong mắt Phùng như một bức tranh hoàn hảo của nghệ thuật. Đó là hình ảnh một chiếc thuyền chài ẩn hiện trong làn sương mờ ảo, với ánh sáng ban mai phủ lên cảnh vật một vẻ đẹp kỳ diệu và nên thơ. Là một nhiếp ảnh gia, Phùng đã tìm kiếm những khoảnh khắc đẹp đẽ, và anh tin rằng bức tranh này chính là hiện thân của cái đẹp mà nghệ thuật cần nắm bắt.
Chiếc thuyền ngoài xa, trong mắt Phùng, không chỉ là một cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ mà còn là biểu tượng của sự bình yên, thơ mộng. Anh cảm thấy may mắn khi chứng kiến cảnh tượng đó, cho rằng nghệ thuật đã giúp anh nắm bắt được vẻ đẹp của cuộc sống, và những bức ảnh anh chụp sẽ mang đến cảm xúc và ý nghĩa cho người xem.
Tuy nhiên, sự ngây thơ của Phùng khi chỉ nhìn nhận cái đẹp từ xa đã sớm bị phá vỡ khi anh tiến gần hơn và đối diện với hiện thực đời sống. Đây chính là bước ngoặt mà Nguyễn Minh Châu xây dựng để dẫn dắt người đọc vào những suy ngẫm sâu xa về cái đẹp nghệ thuật và cái thực trong cuộc sống.
>>>Xem thêm: kết bài cho chiếc thuyền ngoài xa
Hiện thực đời sống – Sự tàn nhẫn đằng sau vẻ đẹp
Trong đoạn kết chiếc thuyền ngoài xa, khi Phùng đến gần hơn với chiếc thuyền, anh không còn nhìn thấy cảnh tượng thơ mộng mà anh vừa ngắm nhìn từ xa. Thay vào đó, một cảnh bạo lực gia đình đầy đau đớn hiện ra trước mắt anh: người đàn ông thuyền chài đánh đập vợ một cách tàn nhẫn, còn người phụ nữ thì chịu đựng mà không một lời than phiền. Cảnh tượng này làm Phùng choáng váng và đánh thức anh khỏi giấc mơ nghệ thuật hoàn mỹ.
Qua chi tiết này, Nguyễn Minh Châu đã nhấn mạnh rằng cuộc sống thực sự phức tạp hơn nhiều so với những gì ta có thể nhìn thấy từ bề ngoài. Vẻ đẹp nghệ thuật có thể là một phần của cuộc sống, nhưng nó không phản ánh toàn bộ sự thật. Những khía cạnh tối tăm, bạo lực, và đau khổ trong cuộc sống thường bị che giấu, và chỉ khi người nghệ sĩ tiến gần hơn, đối diện trực tiếp với chúng, họ mới có thể thấy được sự thật ấy.
Đối với Phùng, cảnh tượng bạo lực gia đình đã làm sụp đổ hoàn toàn hình ảnh lãng mạn về chiếc thuyền ngoài xa mà anh từng say mê. Anh nhận ra rằng, nghệ thuật không thể chỉ dừng lại ở việc tôn vinh cái đẹp mà phải phản ánh những góc khuất của cuộc sống – nơi mà bi kịch, đau khổ và sự cam chịu diễn ra mỗi ngày.
Sự giằng xé giữa nghệ thuật và hiện thực
Đoạn kết chiếc thuyền ngoài xa còn làm nổi bật sự giằng xé trong tâm lý của Phùng – một người nghệ sĩ đứng giữa hai thế giới đối lập: thế giới của nghệ thuật lý tưởng và thế giới của hiện thực đầy rẫy bi kịch. Khi đứng trước cảnh bạo lực gia đình, Phùng vừa cảm thấy phẫn nộ, vừa cảm thấy bất lực. Anh muốn giúp đỡ người phụ nữ, muốn can thiệp để chấm dứt sự đau khổ, nhưng đồng thời anh cũng hiểu rằng, điều đó không dễ dàng.
Người phụ nữ thuyền chài, dù bị chồng đánh đập, vẫn không muốn rời xa chồng. Khi được Phùng và Đẩu – chánh án huyện – khuyên nên bỏ chồng để giải thoát khỏi cuộc sống bạo hành, bà từ chối một cách dứt khoát. Bà lý giải rằng, nếu không có chồng, bà không thể một mình chèo chống con thuyền trên biển khơi mênh mông, không thể nuôi dạy con cái. Với bà, việc ở lại bên chồng, dù đầy đau khổ, lại là lựa chọn duy nhất để bảo vệ gia đình.
Lời giải thích của người phụ nữ khiến Phùng cảm thấy bất ngờ và day dứt. Anh nhận ra rằng cuộc sống không đơn giản như anh nghĩ, và cái nhìn nghệ thuật của anh, dù đẹp đẽ, vẫn còn quá xa cách với hiện thực. Nghệ thuật có thể tạo ra những khoảnh khắc lý tưởng, nhưng cuộc sống thực tế là một chuỗi những lựa chọn khó khăn, nơi mà cái đẹp và sự lý tưởng không thể luôn tồn tại.
Thông điệp về nghệ thuật trong đoạn kết chiếc thuyền ngoài xa
Qua đoạn kết chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật, theo ông, không chỉ là việc tôn vinh cái đẹp mà còn là cách để con người nhìn nhận và thấu hiểu hiện thực đời sống, với tất cả những bi kịch và đau khổ. Người nghệ sĩ, nếu chỉ đứng từ xa để ngắm nhìn và tạo ra những bức tranh hoàn mỹ, sẽ không bao giờ hiểu được toàn bộ sự phức tạp của cuộc sống con người.
Phùng, qua trải nghiệm của mình, đã nhận ra rằng, nghệ thuật thực sự có giá trị chỉ khi nó biết kết hợp giữa cái đẹp lý tưởng và hiện thực phũ phàng. Nghệ thuật không thể chỉ là một cuộc chạy trốn khỏi đời sống thực, mà phải biết đối diện với những nỗi đau, những khía cạnh đen tối của cuộc sống. Chính những nỗi đau đó mới tạo nên chiều sâu cho nghệ thuật, khiến nó trở nên nhân văn và thực sự có ý nghĩa.
>>>Xem thêm: Sự phát triển tâm lý của nhân vật trong đoạn kết
Kết luận về đoạn kết chiếc thuyền ngoài xa
Đoạn kết chiếc thuyền ngoài xa đã khép lại câu chuyện nhưng đồng thời mở ra những suy ngẫm sâu sắc về vai trò của nghệ thuật trong việc phản ánh đời sống. Nguyễn Minh Châu đã thành công trong việc xây dựng một câu chuyện vừa mang tính triết lý vừa đậm chất nhân văn, qua đó khắc họa mối quan hệ phức tạp giữa cái đẹp nghệ thuật và hiện thực cuộc sống.
Cuối cùng, đoạn kết chiếc thuyền ngoài xa không chỉ là sự thức tỉnh của Phùng mà còn là lời nhắc nhở đối với tất cả những người nghệ sĩ và độc giả về việc phải biết cân nhắc giữa lý tưởng nghệ thuật và sự thật của đời sống. Nghệ thuật không chỉ tồn tại để ca ngợi cái đẹp, mà còn để giúp con người thấu hiểu, đồng cảm với những mảnh đời kém may mắn, những nỗi đau thầm lặng của cuộc sống. Chỉ khi nghệ thuật chạm được đến trái tim của những con người ấy, nó mới thực sự trở nên có giá trị và ý nghĩa sâu sắc.
#soanvan12, #soan_van12, #soanvan12_vntre,#chiecthuyenngoaixa
1 note
·
View note
Link
0 notes
Text
DẠY CON Ở CHO CÓ ĐỨC
Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non chuyền vần.
Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được ăn lộc trời.
Thương người tất tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua bần hàn.
Thương người quan quả, cô đơn,
Thương người lỡ bước lầm than kêu đường.
Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà.
Đồng tiền bát gạo mang ra,
Rằng đây “cần kiệm” gọi là làm duyên.
May ra ở chốn bình yên,
Còn người tàn phá chẳng nên cầm lòng.
Tiếng rằng; ngày đói tháng đông,
Thương người bớt miệng bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng.
Của là muôn sự của chung,
Sống không, thác lại tay không có gì.
Ở phải có nhân có nghì,
Thơm danh vả lại làm bia miệng người.
Hiền lành lấy tiếng với đời,
Lòng người yêu dấu, là trời hộ ta.
Tai ương hoạn nạn đều qua,
Bụi trần giũ sạch thực là từ đây.
Vàng trời tuy chẳng trao tay,
Bình an hai chữ xem tày mấy mươi.
Mai sau bạc chín tài mười,
Sống lâu ăn mãi của đời về sau.
Kìa người ăn ở cơ cầu,
Ở thì chẳng biết về sau phòng mình,
Thấy ai đói rách thì khinh,
Cách nào là cách ích mình thì khen.
Hứng tay dưới với tay trên,
Lọc lừa từng tí, bon chen từng đồng!
Ở thì phất giấy đan lồng,
Nói thì mở miệng như rồng như tiên.
Gan thì quá ngỡ sắt đèn,
Miệng thơn thớt nghĩ rơi tiền bạc ra.
Mặt lành khéo nói thực thà,
Tưởng như xẻ cửa xẻ nhà cho nhau.
Ở nào mùi mẽ chi đâu,
Như tuồng cuội đất giấu đầu hở đuôi.
Nói lời lại nuốt lấy lời,
Một lưng bát xáo mười voi chưa đầy.
Cho nên mới phải lúc này:
Cửa nhà tàn phá phút rày sạch trơn.
Kẻ thì mắc phải vận nàn,
Cửa nhà một khắc lại tàn như tro.
Kẻ thì phải lính, phải phu,
Đem mình vào chốn quân gia trận tiền.
Kẻ thì mắc phải dịch ôn,
Kẻ thì thủy hỏa gian nan kia là!
Thấy người mà phải lo ta,
Sờ sờ trước mắt thực là thương thay,
Khuyên ai chớ bắt chước rày,
Ở lòng nhân nghĩa cho đầy mới khôn.
Lời cha dạy bảo nỉ non,
Trước sau ghi chép khuyên con nghe lời.
Nghe thì mới phải là người,
Chẳng nghe thì cũng là đời bỏ đi.
(Gia huấn ca - Nguyễn Trãi)
0 notes
Text
DẠY CON Ở CHO CÓ ĐỨC
Lấy điều ăn ở dạy con, Dẫu mà gặp tiết nước non chuyền vần. Ở cho có đức có nhân, Mới mong đời trị được ăn lộc trời. Thương người tất tả ngược xuôi, Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ. Thương người ôm dắt trẻ thơ, Thương người tuổi tác già nua bần hàn. Thương người quan quả, cô đơn, Thương người lỡ bước lầm than kêu đường. Thấy ai đói rách thì thương, Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn. Thương người như thể thương thân, Người ta phải bước khó khăn đến nhà. Đồng tiền bát gạo mang ra, Rằng đây “cần kiệm” gọi là làm duyên. May ra ở chốn bình yên, Còn người tàn phá chẳng nên cầm lòng. Tiếng rằng; ngày đói tháng đông, Thương người bớt miệng bớt lòng mà cho. Miếng khi đói, gói khi no, Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng. Của là muôn sự của chung, Sống không, thác lại tay không có gì. Ở phải có nhân có nghì, Thơm danh vả lại làm bia miệng người. Hiền lành lấy tiếng với đời, Lòng người yêu dấu, là trời hộ ta. Tai ương hoạn nạn đều qua, Bụi trần giũ sạch thực là từ đây. Vàng trời tuy chẳng trao tay, Bình an hai chữ xem tày mấy mươi. Mai sau bạc chín tài mười, Sống lâu ăn mãi của đời về sau. Kìa người ăn ở cơ cầu, Ở thì chẳng biết về sau phòng mình, Thấy ai đói rách thì khinh, Cách nào là cách ích mình thì khen. Hứng tay dưới với tay trên, Lọc lừa từng tí, bon chen từng đồng! Ở thì phất giấy đan lồng, Nói thì mở miệng như rồng như tiên. Gan thì quá ngỡ sắt đèn, Miệng thơn thớt nghĩ rơi tiền bạc ra. Mặt lành khéo nói thực thà, Tưởng như xẻ cửa xẻ nhà cho nhau. Ở nào mùi mẽ chi đâu, Như tuồng cuội đất giấu đầu hở đuôi. Nói lời lại nuốt lấy lời, Một lưng bát xáo mười voi chưa đầy. Cho nên mới phải lúc này: Cửa nhà tàn phá phút rày sạch trơn. Kẻ thì mắc phải vận nàn, Cửa nhà một khắc lại tàn như tro. Kẻ thì phải lính, phải phu, Đem mình vào chốn quân gia trận tiền. Kẻ thì mắc phải dịch ôn, Kẻ thì thủy hỏa gian nan kia là! Thấy người mà phải lo ta, Sờ sờ trước mắt thực là thương thay, Khuyên ai chớ bắt chước rày, Ở lòng nhân nghĩa cho đầy mới khôn. Lời cha dạy bảo nỉ non, Trước sau ghi chép khuyên con nghe lời. Nghe thì mới phải là người, Chẳng nghe thì cũng là đời bỏ đi.
(Gia huấn ca - Nguyễn Trãi)
0 notes
Text
kết bài bài sang thu
Kết Bài “Sang Thu” và Phân Tích: Khám Phá Vẻ Đẹp và Ý Nghĩa Của Mùa Thu Trong Tác Phẩm
kết bài bài sang thu Bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật về mùa thu, mà còn mở ra những tầng lớp cảm xúc và suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống và thiên nhiên. Việc viết kết bài cho bài thơ này với trọng tâm là phân tích giúp củng cố sự hiểu biết về vẻ đẹp của mùa thu và ý nghĩa của nó trong cuộc sống con người. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách viết kết bài cho “Sang Thu” với sự chú ý đặc biệt đến phân tích tác phẩm, làm nổi bật các yếu tố quan trọng và cảm xúc mà bài thơ truyền tải.
>>>Xem thêm: kết bài bài sang thu
1. Giới Thiệu Về Bài Thơ “Sang Thu”
Trước khi đi vào phân tích và kết bài, chúng ta cần nắm rõ nội dung và thông điệp của bài thơ:
Tác giả: Hữu Thỉnh
Chủ đề: Sự chuyển giao từ mùa hè sang mùa thu và cảm xúc của con người đối diện với mùa thu.
Nội dung chính: Bài thơ mô tả mùa thu qua hình ảnh lá vàng rơi, gió heo may, và ánh sáng mùa thu. Những hình ảnh này không chỉ phản ánh sự thay đổi trong thiên nhiên mà còn gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ của con người.
2. Phân Tích Bài Thơ “Sang Thu”
Để viết một kết bài phân tích hiệu quả, chúng ta cần hiểu các yếu tố chính trong bài thơ:
a. Hình Ảnh Mùa Thu
Lá Vàng Rơi: Hình ảnh lá vàng rơi lả tả thể hiện sự chuyển giao từ mùa hè sang mùa thu, gợi lên sự thay đổi và chu kỳ của thời gian.
Gió Heo May: Gió heo may se lạnh tạo cảm giác tươi mới nhưng cũng khiến người ta cảm thấy nỗi buồn nhẹ nhàng, phản ánh sự chuyển mình của mùa.
Ánh Sáng Mùa Thu: Ánh sáng mùa thu với màu vàng dịu dàng góp phần tạo nên một không gian ấm áp và thư thái.
b. Cảm Xúc Trong Bài Thơ
Xao Xuyến và Trầm Lắng: Bài thơ gợi lên cảm giác xao xuyến và trầm lắng khi mùa thu đến, phản ánh tâm trạng con người trong thời điểm chuyển giao này.
Tìm Kiếm Bình Yên: Mùa thu mang lại cảm giác bình yên và tự phản ánh, khiến con người dừng lại và suy ngẫm về cuộc sống.
c. Ý Nghĩa Tinh Thần
Sự Chuyển Giao: Mùa thu không chỉ là sự thay đổi về thiên nhiên mà còn là một phép ẩn dụ cho những thay đổi trong cuộc sống của con người.
Bài Học Cuộc Sống: Bài thơ truyền tải thông điệp về việc chấp nhận sự thay đổi và tìm thấy sự bình yên trong những điều giản dị.
3. Cách Viết Kết Bài “Sang Thu” Với Phân Tích
Để viết kết bài cho bài thơ “Sang Thu” tập trung vào phân tích, bạn có thể thực hiện các bước sau:
a. Tóm Tắt Các Ý Nghĩa Chính
Sự Chuyển Giao Mùa: Tóm tắt sự chuyển giao từ mùa hè sang mùa thu, làm nổi bật hình ảnh lá vàng và gió heo may.
Cảm Xúc Con Người: Đề cập đến cảm xúc xao xuyến và sự tìm kiếm bình yên trong mùa thu.
Ý Nghĩa Tinh Thần: Khẳng định thông điệp về sự thay đổi và bài học cuộc sống mà mùa thu truyền tải.
b. Khẳng Định Ý Nghĩa
Tạo Dấu Ấn: Cung cấp cái nhìn tổng quan về cách mùa thu và cảm xúc trong bài thơ phản ánh sự thay đổi trong cuộc sống và cách con người đối diện với sự thay đổi.
Nhấn Mạnh Thông Điệp: Khẳng định rằng bài thơ không chỉ là một mô tả về thiên nhiên mà còn là một bài học sâu sắc về cuộc sống.
c. Đưa Ra Suy Ngẫm Hoặc Cảm Nhận Cá Nhân
Suy Ngẫm: Cung cấp một suy ngẫm sâu sắc về cách mà bài thơ đã mở ra những suy nghĩ về sự thay đổi và giá trị cuộc sống. Ví dụ, mùa thu như một lời nhắc nhở để chúng ta sống trọn vẹn từng khoảnh khắc.
Cảm Nhận Cá Nhân: Chia sẻ cảm nhận cá nhân về cách bài thơ ảnh hưởng đến bạn và cách nó đã thay đổi hoặc làm sâu sắc thêm hiểu biết của bạn về cuộc sống.
4. Ví Dụ Về Kết Bài “Sang Thu” Với Phân Tích
Dưới đây là một ví dụ về kết bài tập trung vào phân tích bài thơ “Sang Thu”:
“Bài thơ ‘Sang Thu’ của Hữu Thỉnh không chỉ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn mở ra một không gian để chúng ta suy ngẫm về cuộc sống. Những hình ảnh lá vàng rơi, gió heo may se lạnh và ánh sáng mùa thu dịu dàng không chỉ tạo nên một khung cảnh đẹp mà còn gợi lên những cảm xúc xao xuyến và trầm lắng trong tâm hồn con người. Mùa thu, với sự chuyển giao từ mùa hè, là một phép ẩn dụ mạnh mẽ về sự thay đổi trong cuộc sống và cách chúng ta đối diện với nó. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải chấp nhận sự thay đổi và tìm kiếm sự bình yên trong những lúc khó khăn. Hữu Thỉnh đã khắc họa một cách tinh tế vẻ đẹp và ý nghĩa của mùa thu, làm cho bài thơ trở thành một tác phẩm không chỉ về thiên nhiên mà còn về cuộc sống và cảm xúc con người. Những suy ngẫm và cảm nhận từ bài thơ giúp chúng ta nhận ra rằng mỗi mùa, mỗi thay đổi đều mang đến những bài học quý giá về cuộc sống và sự trưởng thành.”
5. Tầm Quan Trọng Của Kết Bài Trong Phân Tích
Tạo Ấn Tượng: Một kết bài hiệu quả để lại dấu ấn sâu sắc về ý nghĩa và cảm xúc của bài thơ.
Khẳng Định Ý Nghĩa: Cung cấp cái nhìn tổng quan về thông điệp và bài học cuộc sống mà bài thơ truyền tải.
Gợi Suy Ngẫm: Mở ra không gian cho người đọc tiếp tục suy ngẫm về sự đẹp đẽ và ý nghĩa của bài thơ.
6. Kết Luận
Viết kết bài cho bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh với trọng tâm là phân tích yêu cầu sự rõ ràng và sâu sắc trong việc tóm tắt ý nghĩa, khẳng định thông điệp và tạo ấn tượng. Bằng cách cung cấp cái nhìn tổng quan về những giá trị và bài học cuộc sống từ bài thơ, khẳng định thông điệp và đưa ra suy ngẫm hoặc cảm nhận cá nhân, bạn có thể viết một kết bài hiệu quả và ấn tượng. Kết bài không chỉ giúp củng cố nội dung của bài thơ mà còn để lại một dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những gợi ý hữu ích để viết kết bài “Sang Thu” tập trung vào phân tích một cách tốt nhất và tạo ra một kết thúc đáng nhớ cho tác phẩm của mình.
>>>Xem thêm: kết bài bài thơ sang thu
1 note
·
View note